VÀI NÉT VỀ SINH HOẠT LIÊN TÔN Ở GIÁO PHẬN PHAN THIẾT MỘT TRUYỀN THỐNG HOÀ HỢP XÂY DỰNG HOÀ BÌNH

Chủ nhật - 19/05/2024 21:51
image 20240520085251 4

VÀI NÉT VỀ SINH HOẠT LIÊN TÔN Ở GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

MỘT TRUYỀN THỐNG HOÀ HỢP  XÂY DỰNG HOÀ BÌNH
 
1/ Từ truyền thống hội nhập tam giáo từ thế kỷ XVIII
Cư dân Bình Thuận định hình đến nay khoảng 300 năm.  Hiện nay phía Bắc là vùng Cà Ná, Vĩnh Hảo thuộc xã Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong, phía Nam là vùng Cù Mi, La Gi thuộc thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận . Phan Rí xưa kia, Phan Rí thành là thủ phủ của vùng Bình Thuận ngày nay.
Đầu thế kỷ XIX, vùng Phan thiết đã có các ngôi chùa, nhà thờ ghi lại việc vua Gia Long đến hay đi qua như giáo xứ Kim Ngọc, chùa Phú Hài vv…
Cuối thế kỷ XIX, sau Hoà Ước Patenotre 1884 ,  phong trào chống Pháp lên cao do hoạt động của phong trào Văn thân , một số nhà thờ như Kim Ngọc bị đốt phá hay dỡ đi làm đình làng. Không thấy ghi lại việc  các Phật tử tham gia việc phá dỡ nhà thờ bao giờ. Ảnh hưởng hội nhập Tam giáo hài hoà tâm linh Việt được giữ vững giũa những biến cố lịch sử từ đầu thế kỷ XIX, khi Công giáo được phát triển và hội nhập vào dân tộc Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, từ khi vùng Phan thiết thuộc địa phận Qui Nhơn được chia cắt về  địa phận Saigon năm 1907, một loạt các nhà thờ được xây dựng và các giáo xứ được củng cố và thành lập như nhà thờ Cù Mi, nhà thờ La gi, nhà thờ Kim Ngọc, Tầm Hưng ở Phan thiết và các nhà thờ Ma Ó, Phan Rí Cửa vv…
Người Công giáo và người lương hay các tôn giáo khác vẫn sinh sống hài hoà với nhau trên cùng địa bàn
2/ Sau hiệp định Genève đến thống nhất đất nước.
Sau hiệp định Genève, cư dân Công giáo lập cư nhiều ở Bình Thuận như các giáo xứ Thanh Hải ở Phan thiết, các giáo xứ Thuận Nghĩa, Vinh Lưu , Thọ Tràng . Ở tỉnh Bình Tuy mới thành lập có nhiều giáo xứ mới như Vinh Tân, Vinh Thanh ,Thanh Xuân. Vùng Hoài Đức và Tánh Linh với phong trào Dinh Điền có nhiều giáo xứ được thành lập như Gia An, Tánh Linh, Tư Tề,  Huy Khiêm, Võ Đắc, Chính Tâm vv…
Sau công đồng Vatican II, việc sinh hoạt liên tôn được xúc tiến. Tại Vinh Tân, linh mục Gioan Baotixita Cao Vĩnh Phan đã tổ chức mừng lễ Giáng Sinh với sự tham gia của Phật tử và Tin Lành
Đặc biệt các biến cố chính trị quân sự miền Nam sau 1963, có một số nơi các tín đồ các tôn giáo xúc phạm nhà thờ nhà chùa của nhau. Riêng Bình Tuy, các vị lãnh đạo tôn giáo lúc ấy như Thượng Toạ Thích Quảng Thành thuộc chùa Quảng Đức với các Linh Mục vùng Bình Tuy lúc ấy như cha Phêrô Nguyễn văn Hảo, hat trưởng Bình Tuy, Cha Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa có sự liên lạc đồng thuận tôn trọng tín ngưỡng và nơi thờ tự của nhau. Nên không có các sự cố đáng tiếc giữa các tín đồ các tôn gíao .
3/ Từ 1975 đến nay.
Sau 1975 các sinh hoạt tôn giáo bị bó hẹp lại. Sau khi đổi mới, các nhà thờ , chùa được xây dựng lại. Trong mức độ vừa phải, các giao lưu tôn giáo mang tính cách cá nhân. Tại vùng Kim Ngọc, Phú Long trong dịp lễ Tết, giáo xứ và các nhà tự thường đến thắp nhang giao lưu. Các kỷ yếu các giáo xứ Kim Ngọc, Tân lý đều có hình các ngôi chùa hay nhà tự lân cận. Đặc biệt Linh Mục Gioan Baotixita Cao Vĩnh Phan đi dầu trong việc đến giao lưu với Phật Giáo và các chùa vùng Phan Thiết. Trong toàn Giáo phận Phan thiết, nhiều Linh Mục Tu sĩ giáo dân qua lại thăm viếng các chùa và tu sĩ Phật Giáo trong các dịp đại lễ.
Tại huyện Đức Linh, ngoài Phật Giáo, các linh mục còn giao lưu thăm viếng các thánh thất Cao Đài và nhà thờ Tin Lành.
4/ Thành lập Ban Đối thoại liên tôn.
Nối tiếp các đấng tiền nhiệm, trong tinh thần đối thoại liên tôn xây dựng hoà bình, Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, giám mục giáo phận Phan thiết, Tổng thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã chính thức  thành lập ban đối thoại liên tôn giáo phận Phan thiết.
Ước mong sinh hoạt liên tôn phát huy truyền thống sẵn có, mang lại nhiều ích lợi thiết thực cho đạo cho đời.
LM. Giuse Nguyễn Kim Anh
Một số hình ảnh






 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây