SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN

Thứ sáu - 05/07/2024 00:14
SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN
Mt 9,14-17

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

14 Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Giêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: “Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không ?”
15 Chúa Giêsu nói với họ rằng: “Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay.
16 Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng tệ hơn.
17 Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn”.

SUY NIỆM 1:  
Sứ điệp: Đi vào giao ước mới thì phải mang lấy tinh thần mới. Đối với Chúa Giêsu, giữ đạo chỉ có giá trị thực sự khi lấy Chúa làm trung tâm và hết lòng yêu mến Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, qua Tin Mừng, con biết Chúa khó chịu lắm khi thấy người Do Thái giữ đạo kiểu hình thức. Chúa thấy họ quên mất rồi những mục đích của luật lệ. Chúa ban luật lệ để nhờ đó con người biết lối biểu lộ lòng mến yêu và trung tín với Chúa. Nhưng họ đã bóp méo đạo Chúa: điều chính hóa ra phụ và điều phụ thành ra chính. Phương tiện trở nên mục đích, còn mục đích lại bị coi thường.
Lạy Chúa, Chúa đã đến uốn nắn lại những sai lầm trong việc giữ đạo. Chúa thiết lập giao ước mới để kiện toàn giao ước cũ. Chúa muốn chắp lại đôi cánh cho lề luật, để lề luật thật sự trở thành phương tiện chở con đi về với Chúa. Lòng yêu mến chính là đôi cánh cho lề luật. Xin dạy con giữ luật với lòng yêu mến, để luật lệ khỏi biến thành cái ách nặng nề làm khổ con và kéo con đi trệch đường. Xin dạy con đừng bao giờ tự bằng lòng với chính mình trong cách sống đạo chỉ có hình thức bên ngoài, nhưng biết giữ đạo vì lòng mến Chúa chân thành.
Tuy thế, lạy Chúa, tự nhiên con khó mến Chúa. Đức mến là một ân huệ. Nếu Chúa không ban cho, thì con chẳng thể mến Chúa. Xin Chúa tăng thêm lòng mến cho con để con cảm thấy niềm vui được sống trong lề luật của Chúa. Chúa đã ban rượu mới là giao ước mới cho con, thì xin Chúa cũng giúp con biến đổi tâm hồn mình thành bình da mới đầy tình yêu mới, để đời con mỗi ngày mỗi đẹp lòng Chúa hơn. Amen.
Ghi nhớ : “Làm sao các phù rể có thể buồn rầu khi tân lang còn đang ở với họ”.
TGM Giuse Nguyễn Năng

SUY NIỆM 2: CHẤP NHẬN ĐỔI THAY
Chay tịnh là một trong những cách khổ chế được nhiều tôn giáo áp dụng. Do Thái giáo cũng thực hành điều này, và tuân giữa một cách rất t mỉ. Chính vì thế, họ cảm thấy rất khó chịu và đặt vấn đề với Chúa Giêsu: “Tại sao chúng tôi và những người Pharisêu ăn chay, còn môn đệ của ông lại không ăn chay”. Họ nghĩ rằng Chúa Giêsu và các tông đồ không tôn trọng truyền thống của cha ông.
Chúa Giêsu không hề phủ nhận giá trị của việc chay tịnh và những gì mà cha ông để lại. Nhưng Ngài muốn người Do Thái sống đời chay tịnh cũng như những thực hành đức tin quen thuộc khác sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Ngài dẫn chứng bằng một hình ảnh hết sức cụ thể, để nói lên tính hợp lý của điều này, đó là: không ai lại đi than khóc trong ngày cưới khi mà chàng r đang còn ở với họ. Đó là một điều không phù hợp chút nào
Qua sự việc trên, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Thánh Gioan và cả chúng ta hôm nay cần phải hiểu hai điều này: Điều thứ nhất, có những điều và những cái tuy trước đó nó rất quan trọng và rất giá trị; nhưng đến một lúc nào đó bỗng dưng nó không còn phù hợp nữa, và cần phải được thay thế. Điều thứ hai, giữa cái cũ và cái mới có những cái nó tương đồng được, nhưng có những cái nó bất tương hợp.
Trong các thực hành đạo đức và trong việc xây dựng phát triển giáo xứ cũng vậy thưa anh chị em. Có những cái cũ, những thói quen cũ cần giữ lại để đặt nền cho một sự thay đổi mới; nhưng có những cái cũ, những thói quen cũ cần phải mạnh dạn bỏ đi và thay thế bằng một cái khác cho phù hợp hơn. Bỏ đi không phải là chúng ta phủ nhận những gì mà cha ông đã đặt nền móng, không phải chúng ta phủ nhận sự đóng góp của các vị ân nhân. Nhưng sự hy sinh của cha ông, sự đóng góp của các vị ân nhân chỉ với một mục đích là mong muốn giáo xứ ngày một được đổi mới và phát triển; chứ không phải “dặm chân tại chỗ”.
Chính vì thế, mỗi người cần phải chung tay góp sức để thay đổi bộ mặt của giáo xứ của mình, từ cơ sở vật chất bên ngoài như rào cổng, nhà xứ, nhà giáo lý; đến những yếu tố bên trong như các nghi lễ phụng tự, các thói quen đạo đức, và cũng cần thiết phải thay đổi cả những suy nghĩ và nhận thức của mỗi người; để giúp giáo xứ vươn mình lên mỗi ngày.
Ước gì mỗi người nhận ra được điều đó và làm cho đời sống đức tin của mình được thăng hoa theo đúng tinh thần của Chúa, để nhịp sống đạo và diện mạo của giáo xứ mình trở nên sinh động và tươi mới giữa thế giới hôm nay. Amen.
Lm. Antôn

SUY NIỆM 3: BẦU DA MỚI

“Rượu mới” có thể hiểu là Chúa Giêsu, còn “bầu da mới” là tâm hồn mỗi người. Chúa Giêsu đến giải thoát con người khỏi tội lỗi và trao ban sự sống đời đời. Ngài giảng dạy, chữa lành và chịu chết để làm mới tâm hồn mọi người.
Chúng ta hãy thay đổi con người cũ của mình bằng cách sống theo điều Chúa dạy để phù hợp với đường lối của Thiên Chúa. Hãy đến và để cho Chúa Giêsu làm mới tâm hồn mỗi chúng ta bằng ơn biến đổi và chữa lành. Mỗi người hãy làm mới mình bằng cách từ bỏ những điều không phù hợp với điều răn của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con chỉ có thể hưởng sự sống đời đời với Ngài khi quyết tâm thay đổi đời mình. Xin cho chúng con luôn đón nhận mọi lời sửa dạy của Chúa qua những biến cố để làm mới bầu rượu tâm hồn mình thuộc về Chúa. Amen.
Lm. Laurenso Quốc Huy

SUY NIỆM 4:  
Tranh luận về việc ăn chay (Mt 9, 14-17)
  1. Môn đệ ông Gioan thấy môn đệ Chúa Giêsu không ăn chay thì hỏi: sao môn đệ Ngài không ăn chay? Chúa đáp: Trong tiệc cưới, bao lâu chàng rể còn ở lại thì bạn bè vẫn vui mừng, chừng nào chàng rể đi rồi thì họ mới buồn rầu chay tịnh. Qua bài Tin mừng, Chúa Giêsu dùng hình ảnh tiệc cưới, trong đó chính Ngài là chàng rể, còn các môn đệ là phù rể. Vậy nên chỉ sau khi chàng rể bị đem đi, nghĩa là sau cái chết của Chúa Giêsu, thì lúc đó các môn đệ mới giữ chay: giữ chay vì thương nhớ, và để đón chờ Chúa trở lại.
  2. Ăn chay, cầu nguyện, làm phúc bố thí là ba sinh hoạt chính trong đời sống đạo đức của Do thái giáo. Họ có một cuộc “đại chay” bắt buộc nhân ngày lễ xá tội. Đồng thời họ cũng có những cuộc chay tịnh khác mang tính cách tập thể, chẳng hạn gặp ngày tổ quốc gặp hoạn nạn. Ngoài ra, những người đạo đức còn ăn chay vì lòng sốt sắng, như các môn đệ của Gioan Tẩy giả và những người Biệt phái, họ thường ăn chay mỗi tuần hai lần vào ngày thứ hai và thứ năm. Chung quy lại, ăn chay đối với Do thái giáo bao gồm ba ý nghĩa chính:
- Để tỏ lòng sám hối và xin ơn.
- Để chờ đợi Đấng Cứu Thế đến giải phóng dân khỏi ách đô hộ ngoại bang.
- Lòng đạo đức nhiệt thành.
  1. Ý nghĩa việc ăn chay
Theo truyền thống Do thái giáo, việc giữ chay được liên kết chặt chẽ với việc chờ đợi Đấng Cứu Thế. Ăn chay có nghĩa là nói lên niềm trông đợi Đấng Cứu Thế. Căn cứ trên ý nghĩa và mục đích của việc giữ chay như thế, Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính là Đấng Cứu Thế, do đó các môn đệ không cần giữ chay, bởi vì họ không cần trông đợi nữa. Đó là thái độ hợp thời và hợp lý; họ đang sống bên Chúa Giêsu: thái độ của họ không phải là thái độ buồn sầu, khóc lóc. Thời của Đấng Cứu Thế không phải là thời của tang chế, ủ dột, mà là thời của hân hoan (Mỗi ngày một tin vui).
  1. “Rượu mới thì đổ vào bầu da mới”
Chúa đến khai mạc một luật mới, một hiến chương mới của Nước trời. Luật mới này đòi hỏi con người, cụ thể là người Do thái thời đó, phải thay đổi hoàn toàn đời sống, hay nói một cách gợi hình hơn “phải lột xác”. Việc ăn chay, do đó, sẽ chẳng giống như luật cũ. Hai thí dụ Chúa dùng để giải thích cho đòi hỏi đó rất linh động và gợi hình, là không nên lấy vải mới vá vào áo cũ, không đổ rượu mới vào bầu da cũ. Tức là Chúa quyết liệt khẳng định: bây giờ là lúc phải theo luật mới của Tân ước.
Chúng ta có thể đưa ra một số chứng từ cụ thể trong Tin mừng để thấy bản chất luật mới của Chúa Giêsu: thương yêu là căn bản trong tương quan của mỗi người đối với Thiên Chúa và với tha nhân – tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải ngay từ trong thâm tâm – không trình diễn, khoe khoang những việc đạo đức, chỉ cần chính tâm, thành ý, làm hơn là nói – không nệ luật cứng nhắc, máy móc, nhưng phải uyển chuyển trên tiêu chuẩn bác ái v.v...(Lm. Phạm Văn Phượng).
  1. Ngoài ra, ăn chay đối với người Kitô hữu cũng có nghĩa là “dấn thân” cho một thế giới mới, xây dựng một trật tự và một nếp sống mới trong những mối tương quan mới về hiệp nhất, yêu thương với Chúa và với anh chị em chung quanh ta.
Trong bài giáo huấn hồi tháng 3 năm 1979, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói đến ý nghĩa của sự chay tịnh như sau: “Chay tịnh là khước từ khoái cảm, các kích thích lạc thú và ngay cả thức ăn của uống, tự nó không phải là mục đích, nhưng nó phải mở đường cho những giá trị sâu xa hơn mà con người nội tâm cần phải được nuôi dưỡng. Một sự khước từ, một sự hãm dẹp thân xác như thế, phải giúp tạo nên trong con người những điều kiện, để có thể sống những giá trị cao cả mà nó hằng khao khát”.
  1. TruyệnÝ nghĩa việc ăn chay
Có một đan sĩ nọ, trong một phút yếu lòng, đã phạm một tội rất nặng. Thầy cảm thấy hối hận sâu xa và quyết định bỏ ba năm để đền tội. Ngày kia, thầy đến hỏi Đức Viện phụ:
- Thưa cha, ba năm trời có đủ để khóc than và đền bù tội lỗi của con không?
- Ba năm nhiều quá! Viện phụ đáp.
- Vậy thưa cha, chỉ cần một năm thôi cũng đủ hay sao?
- Cha nghĩ một năm cũng quá nhiều!
- Vậy con nghĩ 40 ngày ăn chay đánh tội nhiệm nhặt là đủ rồi, hay cha vẫn thấy còn quá nhiều?
Bấy giờ Viện phụ mới kết luận: “Cha tin chắc rằng khi một người thành tâm thống hối tội lỗi của mình đã phạm và quyết chí từ nay không tái phạm tội ấy nữa, thì chỉ cần một ngày đau buồn đền tội và một ngày hôm sau, khi bình minh trở lại, người ấy phải vui mừng đón nhận cuộc sống mới!”
Sự trưởng thành thực sự mà con người có thể đạt được qua sự chay tịnh không chỉ là thắng vượt được những dục vọng và đam mê thấp hèn của bản thân, mà chính là biết xa lánh tội lỗi và đưa con người đến gần Chúa và tha nhân hơn.
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

SUY NIỆM 5:
Người ta k rng, có mt b lc kia có ông tù trưởng rt tài trí, văn võ song toàn, được c b tc ngưỡng m và bt chước mi vic làm c ch ca ông. Ngày kia, ông đi săn chng may b thương chân trái, tr v ông phi làm mt cây nng đ chng và đi cà tht. Thế ri trong làng, đám tr thy ông đi như vy thì ly làm thích thú và làm theo ông, ai ny đu chng nng đi cà tht. Cui cùng, ông chết và nhng thế h trước cũng già và qua đi, nhng thế h con cháu c chng nng đi cà tht đi này sang đi khác. Mt ngày kia, có mt thanh niên vào rng bt ng thy mt đoàn th săn nơi khác, h không chng nng nhưng chy bng hai chân đui theo con vt rt nhanh. V nhà, anh này ngi ngm nghĩ, không l mình có hai chân đu nhau mà li không đi thng được sao? Anh th vt nng và chy mt cách thoi mi. Anh lin đem điu này lên thưa vi nhóm già làng. H mng anh: Ranh con thì biết gì, đ trng đòi khôn hơn rn, truyn thng cha ông t xưa nay vn thế…” và h đui anh ta ra khi làng vì vi phm lut ca b tc.
Câu chuyn ng ngôn kia phn nh não trng ca các nhà lãnh đo Do-thái xưa và cũng không ít chúng ta ngày này cũng thế. Chúng ta khư khư gi ly nhng gì là truyn thng dù không còn hp vi thi đi na. Tin Mng hôm nay cho thy Chúa Giêsu đã phi minh xác điu này:
“Các ông có th bt các bn hu đến d tic cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn vi h chăng? Nghĩa là Chúa Giêsu có ý nói trong thi gian hin ti khi Đng Cu Thế (là chính Người) đã xut hin là thi gian ca s vui mng. Chúa Giêsu còn ly ví d v miếng vi mi không th vá vào áo cũ”, nghĩa là Người lên án v vic người Do-thái mun dùng cái đo đc ca mình đ áp đt cho người khác, h mun dùng cái bình lut cũ đ đ rượu giao ước mi vào.
Như vy, qua vic cht vn ca người Do-thái, Chúa Giêsu đã nhân cơ hi này, dy chúng ta nhng bài hc sau:
– Đng hc đòi nhng người bt b môn đ Chúa Giêsu v vic ăn chay bi vì h xét đoán người khác, bt người khác làm theo ý ca mình, bt người khác phi ging như h, to ra mt khuôn mu đ bt người khác phi chiu theo ý mình.
– Tr thành môn đ Chúa Giêsu, ta phi thay đi cách sng cũ, t suy nghĩ đến hành đng, đ mc ly cách suy nghĩ, cách hành đng, cách sng mi cho phù hp vi Tin Mng.
– Vi vá áo, rượu trong bình là hình nh din t đi sng ca tôi. Chúa mun tôi buc theo Chúa thì cn phi thay đi cách sng cho phù hp vi Tin Mng. Thay đi tư tưởng, li nói và hành đng Thay đi đ tr nên ging như Chúa Giêsu, hin lành, khiêm nhượng, yêu thương phc v, khoan dung tha th
Ly Chúa Giêsu, xin cho chúng con ý thc rng, ăn chay là mt vic lành hu ích khi biết dùng nó đ chế ng thân xác trong s yêu mến Chúa, ch không phi đ phô trương lòng đo đc hay đ xét nét người khác hoăc câu n l lut mà thiếu đi tình người. Amen.
Lm. Hin Lâm.

SUY NIỆM 6:
Trên bước đường theo Ngài, Chúa Giêsu không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào nơi người môn đệ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình”. Nếu chính bản thân mà còn phải từ bỏ, thì huống chi những gì thuộc về thế gian. Thái độ dứt khoát này được Chúa Giêsu làm nổi bật trong cách xử thế của Ngài đối với một số những luật lệ Cựu ước. Trong khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả và những người Biệt phái tuân giữ một số ngày chay tịnh, thì Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài tự miễn chước. Hành động như thế, Chúa Giêsu muốn nói lên sự độc lập của Ngài và của các môn đệ đối với một số truyền thống cũ. Chúa Giêsu đã minh định thái độ của Ngài khi tuyên bố về sự hiện diện của Tân lang. Ngài chính là Tân lang, là Ðấng Cứu Thế mà con người mong đợi.
Theo truyền thống Do thái giáo, việc giữ chay được liên kết chặt chẽ với việc chờ đợi Ðấng Cứu Thế. Ăn chay có nghĩa là nói lên niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế. Căn cứ trên ý nghĩa và mục đích của việc giữ chay như thế, Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính là Ðấng Cứu Thế, do đó các môn đệ không cần giữ chay, bởi vì họ không cần phải trông đợi nữa. Ðó là thái độ hợp thời và hợp lý: họ đang sống bên Chúa Giêsu: thái độ của họ không phải là thái độ buồn sầu, khóc lóc. Thời của Ðấng Cứu Thế không phải là thời của tang chế, ủ dột, mà là thời của hân hoan.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, những môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả đã chất vất Chúa Giêsu về việc ăn chay của Người và các môn đệ Người. Dưới con mắt của những con người bình thường, những người theo Chúa chẳng cần chay tịnh, chẳng cần hãm mình, không đúng với tinh thần chung của tôn giáo. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã thức tỉnh họ rằng, tân lang còn ở với khách dự tiệc, cớ sao họ phải buồn rầu.
Chúa Giêsu quả là một người quan sát tinh tế vì ở thời đó người ta chưa có bình đựng rượu nên họ thường chứa trong một cái bầu làm bằng da thú. Nếu rượu cũ đổ vào bầu da mới, rượu lên men và thải ra lượng khí carbon độc hại, túi da sẽ rách và rượu chảy ra ngoài. Trái lại rượu mới phải chứa trong bầu da mới vì da mới có tính đàn hồi nên sẽ không bị rách.
Chúa Giêsu còn dùng một hình ảnh rất quen thuộc với mọi người như việc lấy vải mới vá vào áo cũ, miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng rách to hơn. Với lối nói so sánh bằng hình ảnh, Chúa Giêsu muốn mời gọi chúng ta cần có một tư tưởng mới, một cái nhìn cởi mở thì mới hiểu được những việc Chúa làm, hiểu được những giá trị của Tin Mừng. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng lề luật giúp người ta không bị héo mòn trong mớ lề luật để vươn lên tầm cao mới của tình yêu mến. Việc ăn chay, đi lễ, đọc thiên kinh vạn quyển mà thiếu đức ái thì việc ấy có ích gì. Nếu chỉ giữ lề luật mà trong lòng còn chất chứa sự hận thù ghen ghét, đối xử bất công với người khác thì nào có ích gì.
Trong cuộc sống, không phải cái gì cũ cũng là xấu, trái lại kỷ niệm xưa thì đáng trân trọng, bạn cũ, đồ cổ thì quý. Trái lại cũng có trang vở mới tinh khôi, thanh khiết, có con đường mới thẳng tắp, chiếc cầu mới nối liền nhịp sống hai bên bờ sông…Đó là cái mới đáng trân trọng được xây nền tảng cái cũ, được chắt lọc từ sự tinh túy của cái cũ. Chúa Giêsu đã đến không phải để phá bỏ cái cũ nhưng kiện toàn và khắc lên đó một tinh thần mới, tinh thần khiêm tốn phục vụ và yêu thương trọn vẹn.
Cuộc sống xã hội đang từng ngày đổi thay vì thế Giáo Hội cũng luôn trăn trở để tìm ra cách thế hữu hiệu nhất để loan báoTin Mừng sao cho đời sống đạo có chiều sâu vững vàng và phải bén rễ vào Đức Kitô, nếu không chúng ta sẽ bị đánh bật bởi những cái mới, trào lưu sống “hời hợt, ào ào, vội vã” mà đánh mất căn tính của mình. Xin Chúa Thánh Thần canh tân biến đổi chúng ta nên những người biết sẵn sàng lắng nghe những gợi hứng của Chúa Thánh Thần mà có thái độ sống đức tin linh hoạt, sống động phù hợp với chân lý đức tin và đạo hiếu con người.
Làm môn đệ Chúa Giêsu, sống với Chúa Giêsu, thái độ của người theo Chúa phải là sống tất cả cho Ngài và vì Ngài. Ðưa ra dụ ngôn chiếc áo và bình rượu, Chúa Giêsu muốn nói rằng thái độ của người môn đệ phải là thái độ dứt khoát tận căn, một thái độ không pha lẫn Tin Mừng với tinh thần thế tục.
Hình ảnh áo vá và rượu trong bầu da hình như không còn quen thuộc lắm nữa. Nếu Chúa nói chuyện với thính giả hôm nay, hẳn Ngài sẽ dùng những hình ảnh khác. Dù sao, cốt lõi sứ điệp vẫn rất rõ: Cần thích nghi để phù hợp! Ngữ cảnh ở đây là sự giải thích của Chúa Giê-su: Vì chàng rể đang hiện diện, nên các bạn hữu không ăn chay. Như vậy, chính sự hiện diện của Chúa Giê-su, tức của Tin Mừng, của Nước Trời, làm nên yếu tố mới mẻ và đòi người ta phải ứng xử phù hợp với yếu tố mới mẻ này. Tin Mừng Mát-thêu giới thiệu một loạt những cái mới nơi Chúa Giê-su và nơi giáo huấn của Ngài: yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ (chương 5), không phô trương khi làm việc lành phúc đức (chương 6)… Người ta chống Chúa Giê-su vì họ thích yên ổn trong nếp sống nếp nghĩ cũ hơn là chấp nhận bị xáo trộn để thay đổi cho phù hợp với tính mới mẻ mà Ngài đem lại!
Có thể cái nhìn của các môn đệ Thánh Gioan chỉ mang yếu tố thắc mắc đơn thuần, có chăng cũng chỉ là nhắc khéo Chúa Giêsu và các tông đồ không giữ truyền thống ăn chay hãm mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng mang cái nhìn như họ. Ngày nay, tuy khoa học phát triển nhưng niềm tin của con người vào tôn giáo vẫn không bị mất đi. Thế nên, ăn chay vẫn rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Dù vậy, không phải ai ăn chay cũng mang thiện chí trong lòng.
Thật vậy, xã hội ngày nay không ít người “khẩu Phật tâm xà”, “miệng nam mô bụng một bồ dao găm”… Họ chú trọng hình thức hơn nội dung, chỉ ăn chay mà không tĩnh tâm, hãm mình, ăn chay nhưng lại mang lòng đố kị, ganh ghét người khác, ăn chay nhưng lại mưu mô, xảo trá, nghĩ cách hãm hại người khác… Chính những thành phần như thế đã khiến người khác nghĩ không hay về tôn giáo.
Là người Kitô hữu, chúng ta nhận biết được tầm quan trọng của việc chay tịnh cả hình thức bên ngoài lẫn nội dung cốt lõi bên trong. Giữ chay không chỉ là tĩnh tâm, hãm mình mà còn là một việc làm bác ái. Thế nên, chúng ta phải biết trở nên gương sáng cho anh chị em lương dân nhìn thấy để có thiện cảm với đạo Công giáo; biết sống yêu thương, phục vụ mọi người, biết tha thứ những lỗi lầm thiếu sót của tha nhân… Chúng ta phải biết sống thật tâm, thật lòng, đừng vì sự hào nhoáng bên ngoài khiến chúng ta trở thành những kẻ đạo đức giả.
Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
SUY NIỆM 7: ĂN CHAY
Đối với người Do Thái ngày xưa, ăn chay là một việc đạo đức truyền thống, mà chỉ những người thánh thiện mới thực hành hằng tuần. Tuy vậy, trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cho ta thấy lúc nào mới là thời điểm thích hợp để ăn chay.
Bối cảnh Tin Mừng là việc Chúa Giêsu đang dùng bữa với những người tội lỗi và thu thuế thì những môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi về việc tại sao môn đệ Người không ăn chay. Ta cũng dễ dàng hiểu được rằng môn đệ ông Gioan và những người Pharisêu ăn chay, mà Chúa Giêsu là một bậc thầy có tiếng tăm nhưng môn đệ Người lại không ăn chay. Sự thắc mắc này cũng là một điều hợp lý trong bối cảnh văn hóa và tôn giáo đương thời.
Nhưng Chúa Giêsu đã cho họ một cái nhìn mới về việc ăn chay, đó là phải ăn chay đúng thời điểm: “Chẳng lẽ khách dự tiệc lại ăn chay khi chàng rể còn ở với họ?” Đồng thời, việc ăn chay là để thể hiện sự đạo đức, thánh thiện chứ không phải là sự phô trương. Thật vậy, những môn đệ ông Gioan cho rằng mình đạo đức thánh thiện khi ăn chay và tỏ ra phô trương khi cũng muốn người khác học theo lối  đạo đức như mình.
Nhìn lại bản thân mình, đôi khi chúng ta cũng muốn phô trương khi làm việc này việc nọ. Chúng ta lấy mình làm tiêu chuẩn xét đoán người khác, bắt người khác phải làm như mình mới là hay, là tốt lành. Chính thái độ này làm chúng ta trở nên tự kiêu và tự mãn với chính mình. Như thế, chúng ta trở nên lầm lạc và sống không đúng với những gì Chúa Giêsu mong muốn nơi chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết lấy Chúa làm thước đo cho mọi giá trị, mọi việc làm chứ không phải lấy bản thân mình làm tiêu chuẩn để phô trương hay xét đoán người khác. Xin cho chúng con được đổi mới, như rượu mới được đựng trong bầu da mới.
Tu sĩ Phêrô Trần Nhật Trường, SVD
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây