SUY NIỆM THỨ SÁU TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN

Thứ năm - 29/08/2024 01:22
SUY NIỆM THỨ SÁU TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN
Mt 25, 1-13

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
1 “Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể.2 Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn.3 Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo.4 Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo.5 Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.6 Nửa đêm, có tiếng la lên: “Chú rể kia rồi, ra đón đi!”
7Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn.8 Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!” 9Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn.”10 Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại.11 Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!”12 Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!”13 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.

SUY NIỆM 1: TỈNH THỨC THEO TIN MỪNG
“Làm người ai cũng phải chết”, đó là chân lý bất di bất dịch mà ai cũng biết. Thế nhưng chết lúc nào? Điều đó vẫn còn là một dấu chấm hỏi đối với nhân loại mọi thời.
Có người vì không biết mình sẽ chết lúc nào nên tranh thủ ăn chơi hưởng thụ, kẻo phí cả cuộc đời. Người khác thì tranh thủ thu góp thật nhiều thứ. Có người cho rằng mình còn trẻ nên cứ từ từ, chẳng có gì phải nóng vội! Người đời thường quan niệm như thế. Là những kitô hữu, anh chị em quan niệm như thế nào trước sự bất ngờ của cái chết? Còn đối với Chúa Giêsu, vì chúng ta không biết là ngày nào giờ nào Con Người sẽ đến, nên Ngài mời gọi “hãy tỉnh thức và sẵn sàng, vì lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến”.
Dụ ngôn “10 cô trinh nữ” được thuật lại trong bài Tin mừng hôm nay là một trong những hình ảnh Chúa Giêsu dùng để gởi trao sứ điệp nói trên. Qua đây, Giáo Hội cũng muốn nhấn mạnh rằng, tính cách bất ngờ của ngày Chúa đến vẫn luôn là một ẩn số và là một thách đố cho đời sống đức tin của chúng ta.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu khuyên chúng ta đừng quá lo lắng về chuyện ngày mai, ngày mai cứ để ngày mai lo. Điều mà mỗi người cần lưu tâm đó là hãy tỉnh thức và sẵn sàng để khỏi nuối tiếc.
Thái độ lơ đãng và số phận của 5 cô khờ dại mang đèn mà không mang dầu, cũng chính là hậu quả của những tâm hồn thiếu tnh thức; còn sự chu đáo và kết quả của 5 cô khôn ngoan mang đèn và mang theo dầu chính là phần thưởng cho những ai luôn chờ đón Người.
Thế nhưng tnh thức để làm gì vậy thưa anh chị em? Tĩnh thức đề làm 3 việc này:
Thứ nhất, tnh thức theo Tin mừng không phải để tích lũy, để thu góp; nhưng là để hy vọng và phó thác. Chúa Giêsu từng khuyên chúng ta rằng: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu." (Lc 12,15). Đối với Chúa Giêsu, thật là một sự dại dột cho những ai cứ xây cho thật nhiều kho lẫm để tích trữ, vì nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?” (Lc 12,20).
Thứ hai, tnh thức theo Tin mừng cũng không phải là để tranh thủ hưởng thụ, nhưng là để khỏi sa chước cám dỗ. Về điều này, Thánh Phêrô khuyên chúng ta như sau: “Anh em hãy sống tiết độ và tnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”. (1Pr 5,8).
thứ ba, tnh thức theo Tin mừng không phải theo kiểu thụ động ngồi “chờ sung rụng”; nhưng là để cầu nguyện, để sám hối, để tích lũy các nhân đức. Chúa Giêsu mời gọi: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối.” (Mc 14,38). Còn Thánh Phaolô khích lệ chúng ta như sau: “Những ai bền chí làm việc thiện mà tìm vinh quang, danh dự và phúc trường sinh bất tử, thì Thiên Chúa sẽ cho họ được sống đời đời” (Rm 2,7)
Tóm lại, đứng trước sự bất ngờ của ngày Chúa đến, người kitô hữu được mời gọi đừng tích lũy thu góp, đừng tính toán hơn thua, cũng đừng tranh đua hưởng thụ; nhưng hãy luôn tỉnh thức để hy vọng, tỉnh thức để khỏi sa trước cám dỗ, tỉnh thức để cầu nguyện và làm những việc lành.
Ước gì với đức tin của một người tín hữu trưởng thành, chúng ta có những chọn lựa và cách sống phù hợp với lời mời gọi Tin mừng hôm nay, để mỗi người luôn sống trong tinh thần tnh thức và sẵn sàng ra nghênh đón khi Chàng Rể đến. Amen.
Lm. Antôn

SUY NIỆM 2:
Hơn hai năm trước, đi dch Covid-19 đã làm đo ln toàn thế gii và cách riêng đi vi Vit Nam chúng ta. Đi dch đã cướp đi hàng triu sinh mng và trong s này có nhng người chúng ta ch mi chào hi cách đây không lâu thì nay đã không còn na. Qu tht, đng trước con Virus Corona nh bé đến ni dường như vô hình này, chúng ta mi thy rõ s sng con người tht mong manh. Thc tế thì s sng con người chúng ta vn luôn mong manh dù có dch bnh hay không. Qu thế, dù tr hay già, trong bt c hoàn cnh nào, cái chết đu có th đến vi mi người chúng ta hết sc đt ngt.
Đó cũng là lý do vì sao Chúa Giê-su khuyên chúng ta là phi luôn sn sàng đ đón Chúa đến vì Ngài thường đến vào lúc ta không ng, vào gi ta không biết như chàng r đến vào lúc na đêm. Nhưng chúng ta cn phi làm gì đ luôn sn sàng mà đón Chúa đến? Các thánh và các nhà tu đc hc thường thc hành và ch chúng ta thc hin ba cách sau đ giúp mình luôn sn sàng mà đón Chúa đến.
Th nht: C gng hết sc gi cho tâm hn mình được thanh sch. Chúa là Đng rt mc thánh thin cho nên ai mun được đến gn Ngài và chiêm ngưỡng dung nhan Ngài thì cn phi có mt tm lòng trong trng, như Chúa Giê-su đã tng nói: “Phúc cho ai có lòng thanh sch vì h s được thy mt Đc Chúa Tri. Và đ có được mt tâm hn thanh sch thì trước tiên chúng ta phi tránh phm ti du là ti nh đi chăng na vì mi ti li dù là nng hay nh đu làm mt lòng Chúa. Kế đến, chúng ta cũng cn phi tránh xa mi c có th khiến chúng ta vp ngã. Ma qu rt tinh ranh, cho nên đng đùa vi các chước cám d, ko ri chúng ta li phm ti mà xa Chúa.
Th hai: Rèn luyn nhân đc, đt bit là đc bác ái. Nói v đc bác ái, chúng ta thường nghĩ đến nhng hành đng bác ái. Tuy nhiên, bác ái trong li nói còn quan trng hơn bác ái trong hành đng bi vì nó có kh năng xây dng hoc phá hy đi sng cng đoàn hay gia đình. Chính vì thế, chúng ta nên dùng nhng li l yêu thương và mang tính xây dng đ góp ý vi nhau, đng dùng nhng li l thô l và thiếu tình bác ái. Bng cách này chúng ta s xây dng được cng đoàn và gia đình tràn ngp yêu thương, cũng như tr nên nhân chng ca tình yêu Chúa gia thế gian.
Và cui cùng là: phi luôn kết hip vi Chúa. Là nhng người bước theo Thy Giê-su, thì vic yêu mến Chúa trên hết mi s và tìm kiếm Ngài trong mi s là nhim v chính ca cuc đi chúng ta. Nếu chúng ta yêu mến Chúa và tìm kiếm Ngài như thế thì chc chn chúng ta s luôn được kết hip vi Ngài. Và mt khi chúng ta được kết hip vi Ngài thì chúng ta chng phi lo lng ngày gi Thiên Chúa viếng thăm mà đúng hơn, chúng ta s cm thy rt hnh phúc nếu Chúa đến và mang chúng ta v vi Ngài vì ch qua cái chết chúng ta mi được kết hip vi Chúa mt cách trn vn.
Xin Chúa giúp chúng ta biết kiên tâm thc hin ba cách chun b trên trong mi giây phút cuc đi mình, đ ri khi Chúa đến vào lúc ta không ng vào gi ta không biết thì chúng ta có th sn sàng mà ra đón Ngài vì bình du thánh thin và các vic lành phúc đc đã được đ đy. Amen.
Lm. John Bosco Nguyn T Chương, OCD.
SUY NIỆM 3: ÁNH LỬA HUY HOÀNG
Thầy Rabbi dạy các học trò của mình phải luôn nhớ rằng mỗi một điều xảy ra đều có thể dạy cho chúng ta đôi điều gì đó. Một học trò hỏi lại:
- Thưa thầy, một chuyến xe lửa đi qua thì có thể dạy chúng ta điều gì?
Thầy bảo:
- Nó dạy ta rằng chỉ trong một phút giây, chúng ta có thể sẽ đánh mất tất cả.
Kinh nghiệm của thầy Rabbi có thể giúp chúng ta hiểu Lời Chúa hôm nay hơn. Có thể nói chỉ vì một chút thiếu cảnh giác vì ngủ quên hay vì không mang dầu mà các cô dại khờ đã không gặp được chàng rể. Hệ quả là các cô đã bị loại trừ vĩnh viễn. Ngày nay, mỗi chúng ta là những trinh nữ đương thời, đang trông chờ chàng rể là Chúa Giêsu đến lần thứ hai trong cuộc giáng lâm vinh hiển của Người. Trong khi chờ đợi ngày Chúa quang lâm vào giờ phút cuối cùng của lịch sử, mỗi người đồ đệ được Chúa viếng thăm hàng ngày trong Lời Chúa, trong các bí tích và trong những biến cố, sự kiện, xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Thử hỏi, chúng ta có đủ tỉnh thức, sẵn sàng để nhận ra những lần Chúa viếng thăm này không?
Kinh nghiệm của thầy Rabbi là mỗi một điều xảy ra đều có thể dạy chúng ta đôi điều gì đó và chúng ta có thể sẽ đánh mất tất cả. Chỉ trong một phút giây cũng dạy cho chúng ta bài học khôn ngoan để luôn tỉnh thức và sẵn sàng như các trinh nữ khôn ngoan trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe.
Mỗi giây phút trong cuộc đời ta đều có tính quyết định cho cả cuộc đời.
Hãy sẵn sàng có nghĩa là mỗi giây phút sống và là giây phút chúng ta sống tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất, bình an nhất, trọn vẹn nhất, tưởng chừng như đó là phút giây cuối cùng của ta trên cuộc đời lữ hành trần thế, là giây phút chàng rể đến, giây phút chúng ta chờ đợi đã đến, giây phút chúng ta được gặp Ðấng là nguồn ánh sáng. Chúng ta sẽ hưởng hạnh phúc viên mãn khi chúng ta đem ánh lửa của mình hòa nhập vào nguồn ánh sáng để nó được bừng lên trong ánh sáng huy hoàng.
Vì thế, chúng ta hãy tích cực cộng tác với ơn Chúa, hãy giữ lấy ngọn lửa đã được thắp lên trong lòng chúng ta trong ngày chúng ta lãnh bí tích thánh tẩy, để cho lòng chúng ta lúc nào cũng bừng cháy lên ngọn lửa hy vọng được gặp Chúa Kitô, chàng rể. Khi chúng ta chắc rằng chúng ta luôn đầy tràn dầu của tình yêu và nhiệt thành, chính ngọn lửa ấy sẽ soi rọi mọi nẻo đường chúng ta đi. Dầu của tình yêu và nhiệt thành sẽ làm cho ngọn lửa hy vọng được tỏ rạng giúp chúng ta nhận ra ý định của Thiên Chúa nơi thế giới quanh ta và ngay cả những gì thuộc về mình. Trong một tầm nhìn rộng hơn, chúng ta sẽ đọc được những dấu chỉ của thời đại, chúng ta có thể thức tỉnh khi lòng chúng ta luôn sẵn sàng để lắng nghe tiếng Chúa nói với chúng ta qua những dấu chỉ đó và chúng ta sẵn sàng đáp trả ở mức độ trọn vẹn nhất.
Ước gì chúng ta đừng để cho mỗi một giây phút nào qua đi mà không giúp chúng ta nghe rõ tiếng của chàng rể, là Ðấng mà ta hằng mong đợi và là niềm hạnh phúc viên tròn của cuộc đời ta. Chúng ta hãy gặp Người trong từng phút giây của cuộc đời ta, rồi giây phút trọng đại diện đối diện ấy cũng sẽ đến, đó là lúc chúng ta đã sẵn sàng được theo chàng rể vào dự tiệc cưới.
Lạy Chúa,
Xin cho chúng con luôn nhận ra tiếng Chúa trong cuộc sống. Xin ban cho chúng con ân sủng, sức mạnh và lòng nhiệt thành để mỗi giây phút sống là mỗi giây phút chúng con kết hiệp thân tình với Chúa và sống trọn vẹn cho anh chị em.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

SUY NIỆM 4: SẴN SÀNG ĐÓN ĐỢI CHÚA
Là con người, ai cũng phải chết, đây là quy luật sinh tử của kiếp người. Tuy nhiên, không ai trên trần gian này biết trước giờ chết của mình. Ý thức được như vậy, chúng ta sẽ dễ hiểu bài Tin Mừng hôm nay khi Đức Giêsu kể dụ ngôn: “Mười trinh nữ”.
Toàn cảnh dụ ngôn là câu chuyện tiệc cưới. Tuy nhiên, ngang qua đó, Đức Giêsu muốn nói đến cuộc giáng lâm lần thứ hai của Ngài trong ngày cánh chung.
Vị hôn phu chính là Đức Kitô. Mười cô trinh nữ tượng trưng cho Giáo Hội. Hành vi ra đón chàng rể là hình ảnh ngày chết của mỗi người.
Chàng rể chậm trễ một phần muốn nói lên sự bất ngờ, phần khác muốn nói đến sự kiên trung, nhẫn nại và sẵn sàng mà mỗi người cần có...
Đèn còn dầu và hết dầu nơi các cô trinh nữ nói lên sự sẵn sàng, tỉnh thức, hối cải, nhạy bén hay không!
Được đưa vào phòng tiệc là hình ảnh được cứu độ.
Cửa đóng lại muốn nói lên sự quyết liệt, dứt khoát trong ngày chung thẩm.
Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn dạy cho người đương thời và mỗi người chúng ta bài học về tinh thần trách nhiệm trong đức tin và tự do. Đồng thời, nhắc cho chúng ta về sự tỉnh thức, sẵn sàng để đón đợi Chúa bằng những việc bác ái, hy sinh, tha thứ, yêu thương... như năm cô khôn có dầu dự trữ mang theo. Không ai trên trần gian này có hai cuộc sống cũng như hai cái chết! Vì thế, phải sẵn sàng.
Mong sao sứ điệp Lời Chúa hôm nay làm cho mỗi người chúng ta suy nghĩ đến cái chết của mình để chuẩn bị cho xứng đáng. Bởi vì biết suy nghĩ đến cái chết hằng ngày là người khôn ngoan.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con biết kiên trì, trung thành và bền đỗ đến cùng trên hành trình tin và theo Chúa. Xin cho chúng con biết chuẩn bị chu đáo cho ngày chết của mình, để Chúa đến với chúng con bất cứ lúc nào, chúng con sẵn sàng ra đi đón Chúa. Amen.
Giuse Vinh sơn. Ngọc Biển SSP

SUY NIỆM 5: DỤ NGÔN MƯỜI CÔ TRINH NỮ
1. Nước Thiên Chúa được ví như bữa tiệc cưới, mà trong đó chỉ những ai có thái độ tỉnh thức và sẵn sàng mới có cơ hội được chú rể là Đức Giê-su dẫn vào đồng bàn với Người trong vương quốc vĩnh cửu. Hình ảnh năm cô khôn và năm cô khờ cùng cầm đèn đi đón chàng rể, nhưng khác nhau ở chỗ là cô khôn mang đèn mang thêm dầu, còn cô dại thì mang đèn không dầu, là hình ảnh tiêu biểu của hai kiểu sống đạo của chúng ta hôm nay. Chúng ta cùng chung đức tin (là cùng tin có Chúa và Chúa sẽ đến) như ai cũng mang theo đèn, nhưng khác nhau ở chỗ có thực hành đời sống đức tin hay không, hay là tin nơi đầu môi chót lưỡi, còn cuộc sống thì vô thần, tựa như cái đèn rỗng ruột, không còn tỏa sáng mà đã tắt ngấm tối thui từ khi nào.
2. Chúng ta có thể hiểu qua dụ ngôn này: Chàng rể đặc biệt chính là Chúa Ki-tô, mười trinh nữ phù dâu là toàn thể nhân loại, được Thiên Chúa yêu thương và đón mời vào dự tiệc cưới Nước Trời, dầu và đèn là các điều kiện cần có để tham dự tiệc cưới. Mười cô phù dâu, có năm cô khôn và năm cô dại. Đó là hình ảnh con người, có người khôn, có người dại. Khôn hay dại là căn cứ vào thái độ họ có biết sẵn sàng hay không.
Năm cô khôn ngoan cũng ngủ như năm cô khờ dại, thế mà được coi là có thái độ tỉnh thức, bởi vì tuy ngủ nhưng họ đã chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần thiết. Như thế, tỉnh thức không phải là lúc nào cũng lăng xăng làm việc, tỉnh thức không phải là không được nghỉ ngơi. Tỉnh thức là chu toàn trách nhiệm: khi trách nhiệm chưa xong thì phải lo cho xong, khi đã xong rồi thì có quyền ngơi nghỉ.
3. Chúng ta cũng thấy Đức Phật dạy các môn đệ mình: ”Phải trấn tĩnh cho tâm thanh tịnh để mà giác thức”.
Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có một tâm trạng an tĩnh để mà suy xét mọi điều, bởi vì có rất nhiều mối bận tâm, lo toan, tính toán đang xâm chiếm tâm trí ta hằng ngày. Trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay, đang khi các trinh nữ ngủ thiếp đi, thì có tiếng hô to: ”Chú rể kia rồi, ra đón đi”. Thế nhưng, trong số mười cô chờ đợi chàng rể, chỉ có năm cô đem đủ dầu mà thôi. Năm cô này được gọi là “những người khôn ngoan” vì họ đã biết lo liệu, tính toán trước sự việc.
– Qua câu chuyện này, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta hãy luôn sống với thái độ sẵn sàng, vì Người có thể đến bất cứ ngày nào, giờ nào. Như năm cô khôn ngoan đã chuẩn bị đầy đủ dầu, chúng ta hôm nay cũng được mời gọi chuẩn bị tâm hồn đón Chúa bằng đời sống đức tin, đức ái và đầy công phúc.
4. Trong bài Tin Mừng này có một chi tiết hơi lạ là khi 5 cô khờ dại thấy đèn mình hết dầu, họ đã đến xin dầu nơi 5 cô khôn ngoan. 5 cô khôn ngoan này mỗi cô có cả  một bình dầu đầy ắp thế mà lại không chia sẻ cho 5 cô kia. Có phải là quá ích kỷ không? Thưa, nếu là chuyện dầu đèn bình thường thì đúng là ích kỷ. Nhưng đây là những hình ảnh tượng trưng cho phần rỗi đời đời nên nó không có nghĩa là ích kỷ. Bởi vì đối với phần rỗi đời đời của mỗi người, nói cách khác, đối với chuyện công đức và tội lỗi thì không ai có thể chia cho ai và cũng không ai có thể xin ai được.  Anh bạn tôi chết, tôi thương anh ta lắm nhưng tôi không thể chia cho anh những công lao phúc đức của tôi, tôi cũng không thể xin Chúa san sẻ cho tôi gánh chịu dùm một số tội lỗi của anh (Giải thích của Ca-rô-lô).
5. Đời người là một cuộc đợi chờ, và đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó, bởi vì con người chỉ hết lòng đợi chờ mong mỏi người nào hay điều gì mình hết lòng yêu thương hay quý chuộng. Người mẹ chờ đợi đứa con sắp ra đời bằng cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để bao bọc săn sóc con mình; một người chờ đợi bạn đến thăm bằng cách chuẩn bị thật chu đáo để đón tiếp bạn.
Chúng ta mong đợi Chúa đến. Nhưng khi nào Ngài đến, chúng ta không biết. Có điều chắc chắn là Ngài sẽ đến trong một cuộc viếng thăm thân tình, bởi vì chỉ những người thân tình mới dành cho nhau những cuộc viếng thăm bất ngờ (Mỗi ngày một tin vui).
6. Tóm lại, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta ý thức về giờ của từng cá nhân mình phải ra trước tòa Chúa. Đó là lúc được phân định dứt khoát và vĩnh viễn, nên không còn cơ hội để lựa chọn về phần rỗi của mình nữa. Vì thế, chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, bởi sự lỡ làng trong công ăn việc làm chúng ta có thể bắt đầu lại và có thể sửa chữa được. Nhưng sự lỡ làng trong giờ cuối cùng của cuộc đời sẽ không còn cơ hội để làm lại và lúc đó sẽ hư mất đời đời.
7. Truyện: Thái độ của mỗi người
Bạn sẽ làm gì nếu bạn biết rõ bạn chỉ sống đúng một ngày nữa thôi”? Đó chính là câu hỏi của một nhà giáo đã đặt cho 625 học sinh người Đức trong 12 trường, và có kết quả:
20% được hỏi liền trả lời: Chúng tôi sẽ dùng thời cơ còn lại để uống say sưa, hút ma túy, để vui chơi cho thỏa thích.
Cuối cùng một nữ sinh 18 tuổi trả lời rằng: Tôi sẽ dùng thời gian còn lại để chuẩn bị cho giờ cuối cùng của tôi. Tôi sẽ dành buổi tối cuối cùng để gặp Chúa và cảm tạ Chúa đã ban cho tôi một đời sống hạnh phúc và đầy đủ.
 Lm. Giu-se Đinh Lập Liễm
SUY NIỆM 6: ĐÈN ĐỨC TIN, DẦU ĐỨC ÁI 
Mười cô trinh nữ trong tay cầm đèn sáng đi đón chú rể, trong đó, năm cô được gọi là khôn ngoan thì mang theo bình dầu dự trữ và ngọn đèn tiếp tục cháy sáng. Ngược lại, năm cô được gọi là khờ dại vì ngọn đèn đã tắt tự bao giờ, do không mang dầu theo nên các cô không có cơ hội diện kiến chàng rể. Vậy, “dầu” là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa họ.
Với dụ ngôn này, hình ảnh chiếc đèn được sánh ví như là biểu tượng của đức tin, còn dầu là biểu tượng của đức ái, và tỉnh thức chính là đức cậy. Nếu có đức tin mà không có đức ái thì như đèn không có dầu, và rồi chẳng thể thắp sáng lên được. Cũng vậy, nếu có đèn đức tin và dầu đức ái thôi chưa đủ mà cần phải có đức cậy nữa. Đức tin giúp chúng ta tin vào Chúa, nhận biết Chúa là Đấng Cứu Độ của chúng ta. Đức cậy là niềm hy vọng, sự khát khao trông chờ của chúng ta trong cuộc gặp gỡ đó. Và, đức ái giúp chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Là người Kitô hữu, chúng ta cũng được mời gọi cần có thái độ sẵn sàng, và sự chuẩn bị đầy đủ như các trinh nữ khôn ngoan. Bởi họ là những người được ân sủng biến đổi, luôn đáp lại ơn Chúa cách tích cực và chủ động trong đợi chờ. Vì thế, nếu chúng ta muốn sẵn sàng cho
cuộc gặp gỡ sau cùng với Chúa, thì ngay từ bây giờ chúng ta phải cộng tác với Ngài và thực hiện những hành động tốt lành mà tình yêu Ngài hướng dẫn bằng việc chu toàn các bổn phận cách mau lẹ, hăng say làm sứ vụ và bước đi trên nẻo đường tin, cậy, mến yêu.
Lạy Chúa, trong cuộc lữ hành ở trần gian này, xin giúp chúng con có sự chuẩn bị “đèn, dầu” đầy đủ, để được vào hưởng niềm vui hoan lạc trong Vương Quốc của Người. Amen.
Tu sĩ Giuse Hoàng Văn Bình, SVD
 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây